Danh mục sản phẩm

Sản phẩm bán chạy
1,200,000 VNĐ
1/ Các hình thức thanh toán:     - Khi nhận hàng     - Bằng chuy...
5,500,000 VNĐ
1/THÔNG TIN SẢN PHẨM: Sản phẩm: Chính hãng shimano Nước...
3,500,000 VNĐ
1/ Các hình thức thanh toán:     - Khi nhận hàng     - Bằng chuy...
2,200,000 VNĐ
1/THÔNG TIN SẢN PHẨM: Sản phẩm: Chính hãng shimano Nước...
1,625,000 VNĐ
1/ Các hình thức thanh toán:     - Khi nhận hàng     - Bằng chuy...
1,170,000 VNĐ
1/ Các hình thức thanh toán:     - Khi nhận hàng     - Bằng chuy...

TRẮM CỎ VÀ CÁCH CÂU MỚI

Theo: - Cập nhật lúc: 08:00:00 - 01/01/1970

Câu trắm cỏ bằng kỹ thuật câu hiện đại cũng không khác gì câu chép, nhưng có chút "không giống" là trắm cỏ có thói quen cắn rỉa và ăn các đọt cây cỏ, chồi non mọc trong nước để sinh tồn, trong khi chép hầu như chỉ chuyên lùng sục đáy nước để gạn lọc tìm các tạp vật có thể ăn được. Do bởi cá tính đó, trắm cỏ sẵn sàng lùa vào miệng những loại mồi câu, được treo lơ lửng ở độ sâu tuỳ thuộc vào chiều cao của các bụi cây cỏ thủy sinh và đó là điều quan trọng mà dân câu trắm cần quan tâm khi đặt mồi câu.

 

Nhưng cần nên lưu ý, vào các mùa xuân và thu : cây cỏ, rong tảo trong nước thường có chiều cao thấp hơn là vào mùa hè, vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên cho lắm khi cảm thấy mồi câu của mình hình như đang đặt ở bên ngoài "bàn ăn" của bọn cá !

 

 

Các cú "chạm" của trắm cỏ rất kín đáo, thường là những cái kéo nhẹ chỉ đủ làm rung đọt cần. Thế cho nên, với dụng cụ dùng để câu chép, các hộp báo cá điện tử cần phải được chỉnh tín hiệu báo cá cắn câu ở mức độ nhậy bén nhất. Khi cá đớp mồi, cần thủ thường chỉ nghe tiếng còi báo "bip" từng âm một, tương tự như một cú chạm làm chùn cước câu chứ không kéo căng dây và chạy trối chết như lũ chép thường hay biểu hiện. Cũng bởi lý do này, giàn câu cần phải được trang bị thêm các cánh tay "swinger", để giúp dây luôn được căng để có thể khởi động hệ thống báo cá một cách hiệu quả trong trường hợp cá tuy đã ngậm mồi câu, nhưng không bơi đi xa hoặc đang hướng vào bờ.

 

Giàn cần câu với thiết bị báo cá điện tử và "swinger"

 

Như chúng ta đã biết, thói ăn mồi của chép thường là "hớp và phun" để chọn lọc và giữ lại những thứ có thể ăn được, trước khi nuốt, do đó khi thẻo câu "hair rig" và mồi "boilie" được phát minh, thì mơ ước "cẩu" lên bờ các cụ chép có trọng lượng từ 15Kg trở lên, hầu như không còn là một việc làm bất khả thi như mọi người thường nghĩ trước đây. Nhưng đối với trắm cỏ thì cách ăn của chúng đặc biệt khác xa chép. Tính e dè của trắm cỏ luôn được dân săn trắm "phán" một cách quả quyết : trắm cỏ rất khó câu, vì...nhát mồi ! Theo tôi, câu nói ấy không hoàn toàn thuyết phục.

 

Tôi nghĩ, có thể do cung cách tìm thức ăn qua việc "chuyên" cắn và nhổ bật các bụi cỏ cây mọc trong nước mà chúng thực hiện hàng ngày, đã không làm trắm cảm thấy có gì đó "không bình thường" khi ngoạm phải một cái lưỡi câu hay đang "bê" 1 viên chì. Đối với chúng, khi bị lưỡi câu đâm cho một phát vào đôi môi dầy cộm có lẽ không khác gì bập phải một cành sậy có... gai ?

 

Có thể do đã quá quen thuộc với những lần bị "gai đâm" như vậy, cho nên trắm cỏ đã không vụt "chuồn" đi cho thật nhanh như lũ chép, để làm ré còi báo của giàn câu "bíp bíp" một cách liên tục, mà trái lại nó vẫn nhỡn nha, tiếp tục ngậm lưỡi câu bơi tìm cái để ăn nữa chăng. Và chính lý do này đã làm cho còi báo của hộp báo cá chỉ phát ra một vài âm thanh ngắn, cách khoảng ?

 

 

Chắc chắn có nhiều người cũng có cùng cảm nghĩ như tôi !? Dựa vào thói quen "ăn uống" của trắm, cho nên sau đó cách ráp đường câu kiểu "đóng bán tự động" đã được các đồng nghiện kháo nhau qua "truyền khẩu", tiếp đến khai thác bởi báo chí và sau cùng là hệ thống internet khi phương tiện này ngày càng bành trướng. Loại đường câu "1/2 tự động xốc" như vừa nói qua, vốn dĩ cũng chỉ là cách ráp thông thường với thẻo câu sợi tóc "hair rig", nhưng thay vì chì neo bị cố định ở 1 chỗ, thì chì có thể di động được trên cước truc một khoảng ngắn, từ 5 đến 15 cm (minh hoạ dưới).

 

Đường câu ráp kiểu "1/2 tự động xốc"

 

Phương pháp ráp đường câu "tự động xốc" là một kỹ thuật câu rất hiệu quả đối với những chú cá cực kỳ tinh khôn, vì chúng đã từng trải qua nhiều "kinh nghiệm" được "lên bờ", khi bị "bắt và thả" - một thú chơi được rất nhiều cần thủ phương tây hưởng ứng. Và điều khoản "catch'n release" + lưỡi câu "xếp" ngạnh, vẫn luôn là qui định ở các hồ câu dịch vụ.

 

Ứng dụng kỹ thuật này, chì neo phải tương đối nặng và lưỡi câu thật sắc. Trọng lượng chì mà tôi thường dùng trong khoảng từ 100 > 120gr, có cấu hình tròn như viên bi hay quả trám. Trong trường hợp có quá nhiều rong tảo dưới đáy nước thì loại chì thuôn dài (trilobe) sẽ ít bị vướng mắc hơn khi thu dây. Để ráp thẻo câu, những loại dây cơ bản là tơ bện đều dùng được. Cá nhân, loại dây "combi-splice 25lbs" của nhà Kesmark, là thương hiệu mà tôi thường dùng. Trong trường hợp thẻo câu luôn bị "vướng víu" bởi rong tảo hay các bụi sen, súng...thì loại dây "Edge plus 25lbs" của Rod Hutchinson, một loại dây bện hỗn hợp đặc biệt dùng làm thẻo lưỡi, gồm tơ bện bao bên ngoài một sợi kim loại mỏng và rất mềm, là thiết bị để hóa giải tệ trạng khi vướng mắc hữu hiệu nhất, vì loại dây này khi trì kéo có thể xén đứt những sợi rong hay chân các bụi sen súng không mấy khó !

 

Lưỡi câu phải là loại thật sắc và cứng, điều mà bạn cần nhớ là nên luôn thay thẻo lưỡi mới sau mỗi lần "lên cá". Kiểu lưỡi câu mà tôi dùng thời ấy là loại "bent hook" của nhà Patridge, hay LS-5275 của Gamakatsu, hoặc LBD của Luc de Baets, có kích cỡ từ số 2 đến số 1. Cả 3 kiểu lưỡi này đều có tay lưỡi khá dài, hỗ trợ thêm cho cách móc mồi nổi.

 

3 cách móc mồi nổi với mồi câu là ngô/bắp và boilie.

 

Ngô "răng ngựa", bắp và boilie.

 

Hầu hết các hồ câu mà tôi từng đến để săn trắm cỏ, gần như chỉ có ngô hạt là được chúng đón nhận nồng nhiệt hơn mọi thứ mồi khác. Đặc biệt, nếu mồi câu là các xâu ngô được treo lửng, luôn đạt hiệu quả cao, với điều kiện vùng nước ấy chưa hề chịu đựng một áp suất "câu" quá nặng và liên tục. Phần khác, với cách ráp đường câu "đóng bán tự động" như tôi đã nói qua ở phần trên, thì tỷ lệ được "chạm" sẽ cao hơn là bị "trượt".

 

Nhân một chuyến du câu cách nay không lâu, tôi có dịp khám phá thêm một loại ngô hạt to khủng, nhập từ nam Mỹ dùng để nuôi... bò. Hạt ngô này lớn hơn hạt ngô mà chúng ta thường sử dụng để câu chép, ít ra cũng 4-5 lần (minh họa phải). Loại hạt này phải nói là không có chỗ chê ! Vừa thả xuống nước, không chỉ chép mà trắm cỏ cũng thế, "chạm" ngay, tuy không phải là ngay tức khắc nhưng so với ngô hạt bình thường hay mồi bột chín boilie thì thời gian "chờ" ngắn hơn khá nhiều. Theo nhận xét của những người đã từng sử dụng, có lẽ do ở mùi hương tự nhiên của chúng, đồng thời cũng do bọn cá ít nghi ngờ hơn, vì lạ mồi thì phải !?

 

Thao tác "biến hoá" các hạt ngô to như răng ngựa này thành mồi câu, không có gì rườm rà cả, trừ phi bạn tìm không ra các tinh dầu mà tôi sẽ nói đến dưới đây : Luộc trong vòng 5 phút, sau đó trộn vào nước luộc ngô 2 hương liệu "Sweetcorn" của nhà Catchum, và Fresh herbs của Carp Company, xong. Sau đó, ngâm mấy cái "răng ngựa" trong nước luộc ngô như thế cho đến ngày mang ra bờ nước.

 

Trắm cỏ cũng "mê" boilie không kém gì chép, dĩ nhiên là loại boilie được chuẩn bị riêng cho chúng. Để thực hiện cho việc sản xuất những "viên bi" có kích cỡ 22-24mm, dành để bả và câu trắm, công thức pha trộn bột để chế biến thành boilie mà tôi áp dụng, như dưới đây :

  • 35% bột bắp/ngô.

  • 25% bột mì.

  • 25% bột đậu xanh.

  • 15% rong tảo hay sen súng vớt ở chỗ câu, rửa sạch, phơi khô và xay thật nát.

Phải nói là công thức chế tác các viên boilie này cho ra những sản phẩm rất hấp dẫn trắm cỏ, tạo nhiều thành tích cho cái hội "carpe esprit" làng tôi ở những buổi thi câu "cá bự" cấp vùng, kéo dài cả tuần lễ. Nhưng điều cần thiết đừng nên quên là phải ngâm boilie mồi câu vào trong 1 hỗn hợp dung dịch gồm các hương liệu như sau trong vài ngày trước khi dùng :

  • Tinh dầu Asa Foetida (tinh dầu từ cây cỏ thủy sinh), hoặc

  • Hỗn hợp các hương liệu Sweetcorn và Fresh herbs.

(BBT : Ngó và hạt sen cũng là loại mồi câu tự nhiên rất tuyệt vời ở những vùng nước có nhiều sen/súng)

 

 

Xả mồi bả.

 

Khi bả mồi, bạn nên lưu ý là đừng bao giờ xả mồi ngay giữa đám rong rêu. Lý do rất đơn giản là trắm cỏ vẫn quen tính cắn bứt cành lá hay chồi non bên ngoài đám cây cỏ mọc um tùm để... xơi, tất nhiên chúng sẽ không quan tâm đến những viên boilie nằm khuất bên trong.

 

Ở những vùng nước có lắm cây thủy sinh, nếu có thể nhìn thấy đáy, nhờ nước trong, tôi thường xả mồi bên cạnh mấy cái chồi non vừa nhô lên của đám sen súng hay rong tảo mọc trong nước. Mồi bả khởi điểm gồm 3 Kg ngô tươi và ngô răng ngựa đã luộc sơ, cộng thêm 2 Kg mồi boilie. Kế tiếp, rải thêm mồi nhắc sau mỗi lần...được chạm dù có bắt được cá hay không. Mồi câu cũng là ngô "răng ngựa" và boilie, nhưng là loại đã được ướp tẩm thêm hương liệu, chúng sẽ quyến rủ cá hơn.

 

Vào mùa hè, với cá tính háu ăn của trắm cỏ, có khi tôi phải xả đến 20Kg, gồm hạt ngô tươi và boilie, mỗi ngày. Cái hồ nơi mà tôi buông câu thường xuyên, nước rất trong, và điều này giúp cho tôi có nhận xét sau mỗi lần quan sát từ bờ bằng ống nhòm : có đến 80% mồi bả mà tôi đã xả hôm trước, ngày hôm sau đã được lũ cá "chén" sạch !

 

Tại Pháp, trắm cỏ chỉ được nuôi ở các hồ tư nhân hay hồ dịch vụ, chúng bị cấm chỉ thâm nhập vào các vùng nước tự nhiên thuộc quyền quản lý của nhà nước. Trong khi đó, ở nước Đức, trắm cỏ đã được "hợp thức hoá" từ lâu, có không ít người đã câu được trắm cỏ hoang cân nặng đến hơn 20Kg, ở các đầm khai thác cát ăn thông với sông Rhin. Vùng Alsace giáp biên giới Đức, từ 30 - 40 năm qua, các chủ hồ tư nhân đã du nhập trắm cỏ từ Đức vào nuôi trong vùng nước của mình, với mục đích... diệt cỏ. Giờ đây, ở các hồ này, trắm cỏ đã trở thành loại cá có trọng lượng kỷ lục, luôn làm mê mệt các tay săn hàng bỏ công đi hàng nghìn cây số, đến từ các quốc gia lân cận.

 

Tây cũng "rình" trắm cỏ tại một hồ câu dịch vụ bên Tàu. Hình như hắn cũng đã bỏ công đi xa hơn chục nghìn cây số, thì phải (?).

Theo: caucavietnam.com

 
bình luận 0 Lượt xem 22768

Bài liên quan

Chương trình khuyến mãi đặt biệt trong năm chào đón năm mới xuân bính thân 2016

Theo: - Cập nhật lúc: 09:21:52 - 03/02/2016
"Chương trình khuyến mãi đặt biệt trong năm chào đón năm mới xuân bính thân 2016"

GIẢI SHIMANO LẦN IV (13/12/2015)

Theo: - Cập nhật lúc: 09:12:26 - 03/02/2016

GIẢI SHIMANO LẦN IV (13/12/2015)

THỜI GIAN ĐĂNG KÝ : từ lúc ra thông báo này hết 10/12/2015

GIỚI HẠN CẦN THỦ : 100 CẦN

THỜI GIAN THI : 9h ngày 13 tháng 12 năm 2015

(THỜI GIAN THI : 6 tiếng)

ĐỊA ĐIỂM THI : HỒ CÂU THƯ GIẢN (CÔNG VIÊN VĂN HÓA MIỀN TÂY)

GIẢI THI CÂU CÁ SHIMANO LẦN 3 (2014)

Theo: - Cập nhật lúc: 09:12:17 - 03/02/2016
GIẢI SHIMANO LẦN 3 (28/12/2014)
THỜI GIAN ĐĂNG KÝ : từ ngày 01 tháng 12đến hết 25/12/2014
GIỚI HẠN CẦN THỦ : 100 CẦN
THỜI GIAN THI : 9h tới 15htngày 28 tháng 12 năm 2014
(THỜI GIAN THI : 6 tiếng)
ĐỊA ĐIỂM THI : HỒ CÂU THƯ GIẢN (CÔNG VIÊN VĂN HÓA MIỀN TÂY)
KÍNH MỜI: CÁC CẦN THỦ THAM GIA ĐẾN ĐĂNG KÝ VÀ ĐỐNG PHÍ TẠI:
(HỒ CÂU THU GIẢN TTVH-MIỀN TÂY)
 

GIẢI THI CÂU CÁ SHIMANO LẦN 3 (2014)

Theo: - Cập nhật lúc: 09:12:09 - 03/02/2016
GIẢI SHIMANO LẦN 3 (28/12/2014)
THỜI GIAN ĐĂNG KÝ : từ ngày 01 tháng 12đến hết 25/12/2014
GIỚI HẠN CẦN THỦ : 100 CẦN
THỜI GIAN THI : 9h tới 15htngày 28 tháng 12 năm 2014
(THỜI GIAN THI : 6 tiếng)
ĐỊA ĐIỂM THI : HỒ CÂU THƯ GIẢN (CÔNG VIÊN VĂN HÓA MIỀN TÂY)
KÍNH MỜI: CÁC CẦN THỦ THAM GIA ĐẾN ĐĂNG KÝ VÀ ĐỐNG PHÍ TẠI:
(HỒ CÂU THU GIẢN TTVH-MIỀN TÂY)
 
Xem thêm


CÔNG TY TNHH TÍN THIỆN

Địa chỉ: 224B Nguyễn Văn Cừ,P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Tel: 0292 224 0569  -  ĐTDĐ: 0983. 731 595
Website: www.docautinthien.com
Người đại diện: Nguyễn Hữu Thiện.  Giấy chứng nhận ĐKKD số 1800650094 do Sở KH&ĐT Thành phố Cần Thơ cấp ngày 26/12/2006.
Tổng lượt truy cập: 1695765
Đang truy cập: 3

Thiết kế website tại Miền Tây Net